Giúp học sinh không cần học bài

Có những thầy cô giáo dành nhiều thời gian, công sức chắt chiu tư liệu, gầy dựng nên tiết học cuốn hút khiến học sinh thích thú và thuộc bài ngay tại lớp.

Tìm những tư liệu lạ

Nhiều giáo viên cho rằng để có được tiết giảng hiệu quả, phải chuẩn bị giáo án rất kỹ. Nói về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ - Phó trưởng khoa Văn hóa học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - cho rằng: “Để dạy 1 thì mình phải biết 10, có như vậy mới thyết phục được học trò”.

 Trong những dịp công tác ở nước ngoài, ông Thơ đã tìm tư liệu viết giáo án. Nhờ vậy ông đã truyền đạt đến người học những kiến thức lạ. Khi dạy môn lịch sử văn minh phương Đông, trước các khái niệm trừu tượng như tính hệ thống, giá trị…, ông Thơ đều đưa ra hình ảnh minh họa cụ thể. Chẳng hạn khi nói về tính hệ thống, ông đưa hình ảnh về Kim tự tháp để nói đến sự sắp xếp theo một hệ thống chặt chẽ. Hoặc khi nói về tính giá trị, ông đưa ra câu chuyện của tộc người Irian Jaya ở miền đông Indonesia (bộ tộc săn đầu người nổi tiếng thế giới).

Mỗi khi đến ngày thôi nôi của một sinh linh trong tộc, người ta phải săn chiếc đầu người (còn máu tươi) để tế thần. Nhằm tránh là nạn nhân của chuyện săn đầu người, họ thường làm nhà trên những cây cao từ 20-30 m... Chưa hết, ông Thơ còn dẫn chứng nhiều thông tin lạ, hấp dẫn ở nhiều lĩnh vực: lịch sử, xã hội, văn học... để lồng vào bài giảng. Ví dụ khi nói về trăng, ông lại nói đến chuyện: trăng là đề tài của các thi sĩ, cái chết của Đỗ Phủ cũng có liên quan đến trăng, tỷ lệ tai nạn giao thông vào những đêm có trăng cũng cao hơn so với ngày bình thường...

 Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ - Phó trưởng khoa Văn hóa học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - thu thập rất nhiều tài liệu cho một giờ giảng về lịch sử văn minh phương Đông - Ảnh: M.L
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ - Phó trưởng khoa Văn hóa học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - thu thập rất nhiều tài liệu cho một giờ giảng về lịch sử văn minh phương Đông - Ảnh: M.L

Dạy những điều ngoài sách giáo khoa

Hiện nay, nhiều giáo viên cũng đã áp dụng phim tài liệu vào tiết dạy, giúp người học quên đi cảnh dạy học truyền thống “đọc - chép”.

Thay vì nêu các thông tin giáo khoa về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Cách mạng Tháng 8…, cô Nguyễn Thị Mỹ Chi - giáo viên Trường THPT Trung Phú (H.Củ Chi, TP.HCM) - đã cất công tìm các thước phim tư liệu chiếu cho học trò xem. Theo cô Chi, sau khi xem xong, học sinh tiếp thu bài giảng tốt hơn.

 Cô Chi còn cho biết những thông tin ngoài bài học thường giúp học sinh hiểu, nhớ bài tốt. Ví dụ khi nói về Tôn Trung Sơn, cô Chi đã đưa ra một chi tiết khá thú vị không có trong sách giáo khoa, đó là vào năm 1904, Tôn Trung Sơn từng ở căn nhà số 22 Hàng Buồm (Hà Nội). Hoặc ở đầu tiết giảng, thay vì ghi tiêu đề trên bảng, cô cho học trò chơi đố vui ô chữ. Chẳng hạn các câu hỏi như: Cuộc khởi nghĩa Xipay (Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh, 1857-1859) diễn ra ở đâu? Tên của Nữ hoàng Anh là gì?... Theo cô, việc này sẽ kích thích được tính tò mò của học sinh và giúp chuẩn bị tâm lý tốt trước khi học bài mới.

Tương tự, giáo viên Phạm Thị Thùy (dạy lớp 4 Trường tiểu học Nguyễn Văn Kịp, Q.Tân Bình, TP.HCM) cũng có phương pháp dạy lý thú, vừa giúp học sinh hiểu sử vừa lồng ghép vào đó tình yêu con người, làng quê Việt Nam. Chẳng hạn với bài giảng về Kinh thành Huế, đầu tiên cô cho học sinh nghe một bản nhạc về Huế, tiếp đến xem một đoạn phim tài liệu về Kinh thành Huế.

Sau đó, cô đặt các câu hỏi đố vui có thưởng, như: Kinh thành Huế có mấy cửa chính ra vào? Cửa chính vào hoàng thành có tên gì? Điện Thái Hòa là nơi diễn ra các hoạt động gì? Nơi ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia diễn ra ở đâu?... “Câu trả lời đều nằm trong đoạn phim, học sinh theo dõi sẽ trả lời được”, cô Thùy nói. Không dừng lại ở đó, để kích thích tư duy sáng tạo của học sinh, cô Thùy đặt các câu hỏi như: “Em có nhận xét gì về Kinh thành Huế? Em làm gì để bảo vệ môi trường, cảnh quan nơi đây?”…

Minh Luân

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120720/giup-hoc-sinh-khong-can-hoc-bai.aspx

Số lần xem trang: 2481
Điều chỉnh lần cuối:

TIN GIÁO DỤC

Thuyết hành vi cổ điển của Palov (23-07-2016)

Giáo dục ngoài trời thúc đẩy sự phát triển của trẻ (23-07-2016)

10 kĩ năng đặt câu hỏi của giáo viên (04-06-2016)

Khi thầy dạy trò phản biện (15-05-2016)

Học tập qua dự án: Lược sử (14-04-2016)

Học tập chuyển hóa (18-03-2016)

Giáo dục đạo đức học sinh: Lý thuyết và thực tế còn bất cập (29-02-2016)

Con trẻ vô tâm, vì sao? (31-01-2016)

Mỹ: dạy triết học cho trẻ từ 5 tuổi (31-01-2016)

Bí quyết dạy học của các giáo viên đoạt giải tại Mỹ (30-08-2015)

Xem thêm ...

Trang liên kết

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : một bốn ba không tám

Xem trả lời của bạn !

logolink