TT - Đối với từng cá nhân trong xã hội, sứ mệnh của giáo dục là gì, mang những nội dung nào?

Sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong phòng thí nghiệm - Ảnh: NHƯ HÙNG 

Khai sáng - đó chính là sứ mệnh thiêng liêng của giáo dục đối với con người. Khai sáng được hiểu là khơi nguồn, tạo điều kiện ban đầu để con người nhận diện và biết cách khai thác, phát huy các tiềm năng vốn có của mình mà tận dụng các cơ hội trong cuộc sống.

Đó còn là tạo đà cho con người phát triển bền vững theo nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội, phát triển phù hợp với năng lực và thiên hướng của mình. Khai sáng là thuộc tính của mọi nền giáo dục chân chính.

Cung cấp những hiểu biết cơ bản, thiết thực

Hiểu biết cơ bản được hiểu là kiến thức nền móng mà không có thì con người không thể tiếp thu được những kiến thức bổ ích khác tiếp theo, không phát triển tiếp được. Hiểu biết thiết thực với nhu cầu thời đại là loại hiểu biết mà nếu thiếu chúng thì con người trở thành kẻ lạc lõng trong thời đại mình đang sống, không sống cuộc sống bình thường của người lao động, của một thành viên trong gia đình và xã hội, không thành người theo đúng nghĩa con người.

 

Khơi dậy lòng ham học, hướng dẫn cách học và tự học

Nền giáo dục khai sáng phải tạo ra cơ sở để con người phát triển bền vững, rời thầy và nhà trường ra vẫn có thể không ngừng làm giàu hiểu biết phổ thông và kỹ năng nghề nghiệp của mình, ham tự khai sáng và biết cách tự khai sáng mình không ngừng để sống cuộc sống phong phú trong một thế giới đầy biến động.

Lòng ham học là động lực bên trong khiến người ta vượt lên những khó khăn thiếu thốn của đời thường, không nản chí trước thất bại, không tự mãn trước thành công, tìm thấy niềm vui bất tận trong “học, học nữa, học mãi”.

Nước ta đang rất cần một cuộc đổi mới căn bản và triệt để trong cách suy nghĩ về giáo dục, chuyển từ nền giáo dục nặng về nhồi nhét áp đặt, làm mụ mẫm đầu óc sang nền giáo dục “đảm bảo cho học trò những kiến thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế” như Bác Hồ từng căn dặn.

 

Kiến thức loài người trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay đang tăng vô hạn theo cấp số nhân còn đời người thì hữu hạn. Thách thức này trong thời gian vừa qua khiến giáo dục đã bị quay cuồng trong cơn lốc dạy chữ. Những khiếm khuyết về đạo đức, nhân cách của con người VN lâu nay bị xã hội kêu ca và lên án đã bộc lộ rõ lỗ hổng to lớn của giáo dục trong việc dạy kiến thức làm người - một con người lương thiện, trung thực trong lao động và ứng xử, một thành viên có trách nhiệm của gia đình và xã hội, biết cái gì là đẹp, là thiện. Đây mới chính là kiến thức cơ bản và thiết thực hàng đầu mà xã hội hiện nay, thời đại hiện nay đang có nhu cầu nhưng giáo dục VN lại đang coi nhẹ. Loại kiến thức này còn quan trọng hơn cả kiến thức từng môn học cụ thể, kiến thức về tin học, ngoại ngữ hay chính trị. Giáo dục VN còn nhiều việc phải làm để người học không chỉ biết cái gì là đúng sai mà còn có thái độ, niềm tin, hành xử đúng đắn trước các sự vật, hiện tượng của đời sống.

Tư duy độc lập

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo đòi hỏi nhà trường giúp người học biết tư duy độc lập, khuyến khích họ dám tư duy độc lập, không sợ sai, không sợ trái “bài văn mẫu”.

Người học được khai sáng sẽ thành con người tiếp thu chân lý khoa học một cách chủ động, có phê phán, là con người dám hoài nghi khoa học để tìm kiếm chân lý, tìm ra cách nhìn nhận, đánh giá mới về một sự vật, hiện tượng cũ hay quyết tâm đẩy lùi thêm giới hạn của sự chưa hiểu biết; là con người biết đặt câu hỏi, lấy đó làm xuất phát điểm của con đường tìm kiếm chân lý. Mọi nền khoa học sẽ trở nên tù đọng, đứng yên rồi chết yểu nếu không có hoài nghi khoa học. Tư duy rập khuôn tạo ra con người thụ động, dựa dẫm. Đó là biểu hiện của con người chưa trưởng thành về mặt nhận thức.

Tư duy độc lập tạo ra con người và rộng hơn nữa là tạo nên một xã hội dám chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, dám dấn thân vì sự lựa chọn ấy. Tư duy độc lập được hình thành vững chắc, không chấp nhận giới hạn bất biến của chân lý cũ, đó chính là sản phẩm phải có của nền giáo dục khai sáng. Khuyến khích tư duy độc lập, đó phải xem là khâu đột phá trong đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục - đào tạo của VN ở nhiều thập kỷ tới.

TS HỒ THIỆU HÙNG

http://tuoitre.vn/Giao-duc/516330/can-mot-nen-giao-duc-khai-sang.html

Số lần xem trang: 2475
Điều chỉnh lần cuối:

TIN GIÁO DỤC

Thuyết hành vi cổ điển của Palov (23-07-2016)

Giáo dục ngoài trời thúc đẩy sự phát triển của trẻ (23-07-2016)

10 kĩ năng đặt câu hỏi của giáo viên (04-06-2016)

Khi thầy dạy trò phản biện (15-05-2016)

Học tập qua dự án: Lược sử (14-04-2016)

Học tập chuyển hóa (18-03-2016)

Giáo dục đạo đức học sinh: Lý thuyết và thực tế còn bất cập (29-02-2016)

Con trẻ vô tâm, vì sao? (31-01-2016)

Mỹ: dạy triết học cho trẻ từ 5 tuổi (31-01-2016)

Bí quyết dạy học của các giáo viên đoạt giải tại Mỹ (30-08-2015)

Xem thêm ...

Trang liên kết

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bốn chín tám sáu bảy

Xem trả lời của bạn !

logolink