TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo ngành Ngôn Ngữ Anh trình độ đại học nhằm mục tiêu đào tạo SV ra trường có kiến thức nền tảng về ngôn ngữ, văn hóa, văn chương Anh- Mỹ, kiến thức vững chắc về tiếng Anh, đồng thời được trang bị các kỹ năng cần thiết về tư duy, tổ chức công việc, giao tiếp xã hội, và truyền đạt kiến thức, để có thể làm việc trong 01 trong 02 lĩnh vực là giảng dạy tiếng Anh và quản lý văn phòng trong môi trường làm việc bằng tiếng Anh.
2. Mục tiêu cụ thể (Program Objectives):
Từ mục tiêu chung đã đề ra, chương trình đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ Anh trình độ đại học sẽ trang bị cho người học các kiến thức, năng lực và phẩm chất (POs) sau:
PO 1: Kiến thức nền tảng vững chắc về ngôn ngữ, văn hóa xã hội Việt Nam, văn hóa và văn chương Anh – Mỹ. Sinh viên theo định hướng Giảng dạy được trang bị kiến thức tâm lý giáo dục, và phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Sinh viên theo định hướng Tiếng Anh Thương mại được trang bị các lý thuyết quản lý, tiếng Anh thương mại vào công việc quản trị văn phòng và giao tiếp thương mại.
PO 2: Khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, tư duy phản biện, phân tích và sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, thuyết trình, tổ chức.
PO 3: Khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ 2 hiệu quả trong môi trường làm việc.
PO 4: Khả năng giảng dạy tiếng Anh đối với sinh viên theo định hướng Giảng dạy, khả năng quản trị văn phòng đối với sinh viên theo định hướng tiếng Anh Thương mại.
PO 5: Ý thức về trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp, học tập suốt đời và khả năng thích ứng trong môi trường làm việc.
II. CHUẨN ĐẦU RA CTĐT ngành Ngôn Ngữ Anh (PLOs / ELOs)
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Ngôn Ngữ Anh, sinh viên có thể:
1. Kiến thức
o PLO 1: Vận dụng linh hoạt kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn vào thực tiễn công việc.
o PLO 2: Phân tích, so sánh và tổng hợp kiến thức nền tảng về văn hóa, xã hội, văn chương Anh - Mỹ, đối chiếu với văn hóa Việt Nam.
o PLO 3: Hệ thống kiến thức về ngôn ngữ học tiếng Anh, phân tích và so sánh cấu trúc ngữ âm, hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa để lý giải các hiện tượng ngôn ngữ.
o PLO 4:
- PLO 4a (đối với sinh viên theo định hướng Giảng dạy): Kết hợp linh hoạt và vận dụng hiệu quả kiến thức ngôn ngữ, tâm lý giáo dục, phương pháp giảng dạy vào việc dạy tiếng Anh.
- PLO 4b (đối với sinh viên theo định hướng Tiếng Anh Thương mại): Kết hợp linh hoạt và vận dụng hiệu quả các kiến thức tiếng Anh thương mại và nguyên lý quản lý trong quản trị văn phòng.
2. Kỹ năng
o PLO 5: Thực hành tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, phân tích và sáng tạo trong công việc.
o PLO 6: Giao tiếp đa phương tiện và làm việc nhóm hiệu quả.
o PLO 7: Sử dụng tiếng Anh, ngoại ngữ 2 và công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về học thuật, nghiên cứu và chuẩn nghề nghiệp.
o PLO 8:
- PLO 8a (đối với sinh viên theo định hướng Giảng dạy): Vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện đại, thiết kế bài giảng sáng tạo và sử dụng thành thạo các công cụ đánh giá trong hoạt động dạy và học.
- PLO 8b (đối với sinh viên theo định hướng Tiếng Anh Thương mại): Giao tiếp, nghiên cứu tài liệu, tổ chức công việc và quản trị văn phòng hiệu quả trong ngành thương mại và dịch vụ
3. Thái độ - phẩm chất - đạo đức
o PLO 9: Thể hiện sự chủ động, sáng tạo và ý thức học tập suốt đời.
o PLO 10: Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng sự khác biệt và đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, thể hiện ý thức xây dựng lợi ích chung của cộng đồng.
III. SỰ TƯƠNG QUAN NHẤT QUÁN GIỮA MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA (CĐR) NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
Bảng 1. Sự tương quan và tính nhất quán giữa POs và PLOs /ELOs ngành Ngôn Ngữ Anh
POs |
PLOs / ELOs |
||||||||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
||||||||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||
II. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
1. Có khả năng giảng dạy môn Tiếng Anh ở các trường đại học, cao đẳng, phổ thông, đặc biệt ở các trường kỹ thuật;
2. Có khả năng nghiên cứu và thiết kế chương trình giảng dạy và đánh giá;
3. Làm công tác biên dịch, phiên dịch, đặc biệt trong các chuyên ngành khoa học công nghệ khác nhau; và
4. Quản trị văn phòng ở các đơn vị kinh tế kỹ thuật, các tổ chức xã hội.
III. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ Anh có thể học tập ở các bậc sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Số lần xem trang: 8408
Điều chỉnh lần cuối: 08-03-2023